Làm thế nào để trang trại lợn có thể được làm sạch một cách hiệu quả và triệt để?
Sự xuất hiện và phát triển liên tục của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như PRRSV và PED, đặc biệt là sự xuất hiện của dịch tả lợn châu Phi, trọng tâm của người chăn nuôi lợn hiện nay là làm thế nào để loại bỏ sự lây nhiễm ra khỏi cơ thể, loại bỏ nguồn bệnh, cắt đứt đường lây truyền, bảo vệ vật nuôi mẫn cảm. Hiện nay công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi đã bình thường hóa, cần có các giải pháp tổng thể để ngăn chặn đồng thời nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau. Trên thực tế, việc loại bỏ nguồn lây nhiễm trong môi trường khi đã có sự lưu hành mầm bệnh chủ yếu phụ thuộc vào các biện pháp sát trùng khác nhau, đa số các trang trại chăn nuôi heo còn quá phụ thuộc vào việc sát trùng mà quên rằng việc làm sạch bằng tẩy rửa là cơ sở để thuốc sát trùng đạt hiệu quả (làm sạch đúng cách có thể loại bỏ 99,9% mầm bệnh trong môi trường). Để làm tốt công tác quản lý môi trường sản xuất trang trại chăn nuôi lợn, trước tiên chúng ta phải biết làm thế nào để đạt được hiệu quả vệ sinh?
Làm sạch và khử trùng phải là những mắt xích không thể thiếu trong công việc sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn, không chỉ là việc làm sạch và khử trùng các chuồng trống giữa các lô theo phương thức sản xuất cùng vào cùng ra, các vật liệu tiếp xúc với vật chủ như phương tiện vận chuyển lợn, đường đi, giầy ủng, …) cần được vệ sinh, sát trùng đúng cách. Đặc biệt là khi xảy ra các dịch bệnh lớn như PED, ASF, PRRS chúng ta cần làm giảm tải lượng vi rút trong môi trường thông qua các biện pháp vệ sinh, sát trùng với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Bề mặt chuồng nuôi được làm sạch sẽ là cơ sở để thuốc sát trùng đạt được hiệu quả. Trong quá trình làm sạch, số lượng lao động của công việc làm sạch là rất lớn, và điểm khiến mọi người “biết khó” chủ yếu là do môi trường quá ô nhiễm và phức tạp. Tiếp theo, hãy thảo luận về cách làm sạch hiệu quả môi trường trang trại lợn từ các khía cạnh sau:
Ô nhiễm hữu cơ: phân, nước tiểu, dầu mỡ, máu, dịch cơ thể, mô, thức ăn thừa, v.v.;
Ô nhiễm vô cơ: kết tủa kim loại sắt canxi mangan, urat, cặn, v.v.;
Sự ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ này chủ yếu tồn tại trên bề mặt nền chuồng, thảm úm, bề mặt vách, các trang thiết bị, lối đi sau khi vận chuyển lợn, phương tiện vận chuyển, giầy ủng và quần áo lao động. Vì vậy, những nơi này là chỗ tồn tại sự ô nhiễm nặng và rất khó làm sạch. Làm sạch hiệu quả có thể giảm 99,9% mầm bệnh, nhưng trên thực tế, hiệu quả làm sạch đa số không đạt yêu cầu.
2. Vì sao khó tẩy rửa và sát trùng chuồng trại?
Hiệu quả làm sạch kém trong thời gian dài dẫn đến việc lưu giữ các chất ô nhiễm trong thời gian dài, đặc biệt là ở các trang trại thường xuyên gặp vấn đề tiêu chảy;
Thông thường, 40-60% môi trường chuồng nuôi lợn cần được làm sạch là bề mặt thẳng đứng và 30% là bề mặt cong, dẫn đến các chất ô nhiễm bám dính lâu hơn và ẩn hơn, không thể làm sạch bằng cách xả nước thông thường.
Sau khi lắng đọng hỗn hợp chất hữu cơ và chất vô cơ, các chất ô nhiễm bám dính vào bề mặt và rất khó loại bỏ. Bản thân chất ô nhiễm hữu cơ đã cung cấp một “chiếc ô bảo vệ” tốt cho vi sinh vật gây bệnh, làm giảm hoặc tránh sự tiếp xúc giữa vi sinh vật gây bệnh và chất sát trùng;
Sự tồn tại của vi sinh vật gây bệnh, phân và các chất ô nhiễm khác sẽ hình thành các lớp màng sinh học trên bề mặt chuồng nuôi và thiết bị, rửa bằng nước áp lực cao đơn giản rất khó loại bỏ, hiệu quả sát trùng không tốt. Và thường thì những vi sinh vật gây bệnh này là mầm bệnh;
Quy trình làm sạch không đúng dẫn đến sự lắng đọng các chất ô nhiễm và kết quả khử trùng kém; Các cặn bẩn lâu ngày hoặc dầu mỡ khó loại bỏ nếu không sử dụng các chất tẩy rửa dạng bọt hiệu quả;
Sử dụng chất sát khử trùng không đúng (hiệu quả, nồng độ pha theo tỷ lệ, thời gian tiếp xúc, diện tích tiếp xúc, v.v.) hoặc phương pháp khử trùng đơn lẻ dẫn đến khử trùng không triệt để.
9 bước vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi sau mỗi lứa
Ở chế độ sản xuất thông thường, chúng tôi khuyến nghị các quy trình vệ sinh và khử trùng sau đây đối với các chuồng nuôi lợn trống chuồng sau khi lợn được đưa ra ngoài:
(1) Dọn dẹp: Dọn dẹp chuồng nuôi: thu gom và làm sạch các dụng cụ, vật liệu trong phòng như đèn giữ nhiệt, máng ăn cho heo con, bọc lại hoàn toàn các thiết bị điện bị hở, rò rỉ; rút nước thải. Dọn sạch thức ăn thừa và các mẩu phân lớn trong phòng ra càng nhiều càng tốt để dễ dàng vệ sinh;
(2) Làm ướt: Dùng súng nước áp lực cao hoặc vòi nước áp lực thấp phun ướt toàn bộ chuồng, để yên trong khoảng 1 giờ, ngâm và làm mềm các chất bẩn.
(3) Rửa lần đầu (rửa phần thô): Sử dụng máy xịt rửa áp lực cao để loại bỏ bụi bẩn, phân và thức ăn dư thừa trong chuồng sau khi đã được làm mềm.
(4) Phun chất tẩy rửa tạo bọt mạnh: Xịt và phủ lên tất cả các bề mặt trong chuồng bằng chất tẩy rửa dạng bọt kiềm mạnh (pH>12) trong khoảng 30-60 phút để chất tẩy thẩm thấu và tách các chất bẩn cứng đầu ra khỏi bề mặt chuồng. Hiện tại, một số chất tẩy rửa dạng bọt thương mại đã được chứng minh là có hiệu quả làm sạch các vết bẩn hữu cơ và vô cơ trên bề mặt chuồng;
(5) Làm sạch (rửa lần 2): xịt rửa kỹ toàn bộ bề mặt bằng nước áp lực cao sau khi chất tẩy rửa tạo bọt thẩm thấu và đưa chất bẩn cứng đầu ra khỏi bề mặt bám dính. Vào mùa đông, bạn cũng có thể dùng máy rửa tạo nước nóng để tăng hiệu quả làm sạch. Bạn cần lưu ý, xịt rửa lần 2 trước khi bọt và bề mặt khô trở lại, thời gian xịt rửa tốt nhất là sau khi phun chất tạo bọt từ 30-60 phút.
(6) Kiểm tra tất cả các bề mặt sau khi rửa sạch: đeo đèn pha và dùng bút hoặc sơn màu, đánh dấu những vị trí chưa sạch, không đạt yêu cầu và phải rửa lại như bước 4 và (hoặc) bước 5;
(7) Làm khô: Sau khi kiểm tra và chấp nhận chuồng nuôi đã được làm sạch, bật quạt thông gió, chờ khô và chuẩn bị khử trùng;
(8) Khử trùng chuồng nuôi: lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp với mục tiêu mầm loại bỏ bệnh quan trọng nào, ở nồng độ thuốc sát trùng bao nhiêu, tổng diện tích bề mặt và lượng dung dịch cần sử dụng, chất liệu bề mặt trong chuồng (bê tông, sắt, inox, mạ kẽm, nhựa, đồng) và phương pháp khử trùng phù hợp (phun ướt hay phun tạo bọt). Việc này có thể tiến hành 1 hoặc 2 lần tuỳ theo sự phức tạp của mầm bệnh và bề mặt cần khử trùng.
(9) Trống chuồng: để chuồng nuôi đã khử trùng có thời gian khô càng lâu càng tốt trước khi đưa vật nuôi trở lại. Khi sản xuất gấp, bạn cũng có thể phun bột hút ẩm vào chuồng để loại bỏ độ ẩm còn sót lại và đưa chuồng vào sử dụng ngay.
Khi dịch tả heo châu Phi xảy ra tại các trang trại chăn nuôi heo, việc đầu tiên người chăn nuôi thường tính đến là khử trùng triệt để chuồng/môi trường ban đầu bằng cách ngâm dung dịch xút 2-5% ở các chuồng trống. Cần tuân thủ vệ sinh theo những điều trên quy trình tránh tái ô nhiễm giữa các lứa nuôi;
MS Schippers tại Hà Lan là công ty chuyên nghiệp có lịch sử hơn 50 năm chuyên về lĩnh vực vệ sinh trong chăn nuôi, MS Schippers đã nghiên cứu chuyên sâu về cách làm sạch hiệu quả môi trường ô nhiễm của trang trại heo lan rộng khắp châu Âu, châu Mỹ
Sau nhiều năm nghiên cứu, MS Schippers cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch bao gồm:
Về cách làm sạch hiệu quả chuồng nuôi bị ô nhiễm sau mỗi lứa, MS Schippers cho rằng chất lượng sản phẩm làm sạch ảnh hưởng 30% đến hiệu quả làm sạch, và hiệu quả làm sạch = chất lượng sản phẩm làm sạch * thời gian tiếp xúc.
Do đó, MS đã cam kết phát triển các chất tẩy rửa bọt mạnh hiệu quả trong nhiều năm.
MS Topfoam Power đã được kiểm chứng và có ưu điểm tuyệt đối về khả năng tạo bọt bám dính tới 60 phút và loại bỏ hiệu quả chất bẩn hữu cơ trên bề mặt thẳng đứng, có thể loại bỏ chất bẩn hiệu quả và giải quyết vấn đề vệ sinh chuồng trại, thiết bị.
Hiệu quả làm sạch của MS Topfoam Power
Quản lý vệ sinh là một phần quan trọng của an toàn sinh học. An toàn sinh học nghiêm túc bắt đầu bằng việc làm sạch và khử trùng đúng cách!
- TÌM HIỂU BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN LỢN
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
- AZO CEFTIO INJ - ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở BÒ SỮA
- BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG (Mycoplasma Hyopneumoniae)
- AZO CEFTIO INJ - KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH KHAI THÁC SỮA
- BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA - CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
- BỆNH VIÊM MÓNG Ở BÒ SỮA
- GEP A STRESS - GIẢM HIỆN TƯỢNG GAN NHIỄM MỠ Ở GÀ ĐẺ
- VAI TRÒ CỦA KẼM (ZinC) ĐỐI VỚI GIA CẦM
- SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIÊM SẮT CHO HEO CON LÚC 3 NGÀY TUỔI